Ký sinh trùng sốt rét khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những tổn thương như phá hủy hồng cầu, huyết tán làm giải phóng hemoglobine gây thiếu máu. Trong trường hợp sốt rét nặng, sốt rét ác tính, hồng cầu bị vỡ nhiều, kể cả hồng cầu không nhiễm ký sinh trùng nên có tình trạng huyết tán mạnh, làm vàng da, tế bào và mô thiếu oxy trầm trọng. Có sự rối loạn chuyển hóa do độc tố của ký sinh trùng sốt rét, rối loạn vi tuần hoàn trong các trường hợp nặng gây nên hậu của làm tế bào và mô thiếu oxy, thoái hóa, hoại tử, tại các tạng có phản ứng viêm. Những tổn thương của cơ thể có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm, tỷ lệ hồng cầu bị ký sinh trùng xâm nhập, sự tái phát, tái nhiễm bệnh liên tiếp, cơ địa người bệnh, tình trạng miễn dịch.
Trong chu kỳ phát triển giai đoạn ở cơ thể người, ký sinh trùng có thời gian sống ký sinh tại gan làm cho gan bị ảnh hưởng. Gan là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với ký sinh trùng nên chịu ảnh hưởng trước lách. Khi mắc bệnh sốt rét, gan sưng to và đau, các dây thần kinh bị va chạm. Các chức năng của gan như chống độc, dự trữ đường… đều có những thương tổn
Tổng quát chế phẩm diệt trừ ruồi. Ở những trường hợp bị bệnh sốt rét nặng do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum có thể gặp những ổ hoại tử nhu mô có thâm nhiễm tế bào lympho ở chung quanh, có dấu hiệu của viêm gan và hoại tử gan.
Nước ta vốn nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng của thế giới. Trước Cách mạng Tháng Tám bệnh sốt rét phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt trầm trọng ở miền núi. Từ năm 1958 đến nay đã có nhiều đợt tập trung phòng chống sốt rét trong từng vùng rộng lớn nên số người bị bệnh hằng năm giảm rõ rệt. Điển hình là năm 1996, cả nước chỉ có 198 người chết vì bệnh sốt rét, nhưng số dân sống trong vùng sốt rét vẫn còn nhiều.
Theo số liệu thống kê sau thời kỳ bùng nổ sốt rét (1991-1992) đến nay, tình hình sốt rét ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Đến năm 2008, số chết do sốt rét giảm 95%, số mắc sốt rét giảm trên 85% so với năm 1991, dịch sốt cơ bản được khống chế, bệnh sốt rét đang từng bước được đẩy lùi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 45% số tỉnh có nguy cơ sốt rét cao tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam Bộ, khu IV và một số tỉnh miền núi phía Bắc; 55% số tỉnh còn lại có các chỉ số sốt rét giảm tương đối vững chắc.
Từ thực trạng sốt rét ở Việt Nam và các tiêu chuẩn loại trừ sốt rét của WHO, chiến lược phòng chống sốt rét ở nước ta có thể chuyển sang chiến lược phòng chống sốt rét & loại trừ sốt rét, trong đó phòng chống sốt rét áp dụng ở các vùng có nguy cơ sốt rét cao và loại trừ sốt rét áp dụng cho những vùng sốt rét còn lại
Ruồi và chế phẩm diệt trừ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nước ta, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của WHO trong giai đoạn 2010 – 1015 với ít nhất 50% số tỉnh/thành phố chuyển sang giai đoạn tiền loại trừ sốt rét.